Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI & VIỆC TRIỂN KHAI ISO 9001

Khi triển khai áp dụng Hệ thống Quản Lý Chất Lượng ISO 9001, tố chức/ doanh nghiệp phải quan tâm đến sự tác động bởi ba yếu tố sau:

(1) Yếu tố Tổ chức – quản lý
(2) Yếu tố Quản lý sự thay đổi
(3) Yếu tố tác động của môi trường

V qun lý s thay đổi trong t chc

Người ta  phân chia sự thay đổi trong một tổ chức thành hai loại thay đổi chính: thay đổi triệt để và thay đổi dần dần. Về cách thực hiện những thayđổi này, các nhà khoa học thành 2 loại: thay đổi phản ứng lại và thay đổi đón đầu.

Thay đổi phản ứng lại diễn ra khi một tổ chức bị buộc phải thay đổi nhằm đáp ứng lại một vài sự kiện diễn ra trong môi trường bên trong và bên ngoài. Những thay đổi chiến lược của các đối thủ cạnh tranh hay những khám phá công nghệ và khoa học mới là các ví dụ về các tác động của môi trường khiến tổ chức thực hiện những thay đổi phản ứng lại. Thay đổi phản ứng lại có thể được thực hiện dần dần hoặc là triệt để. Nếu tổ chức thích ứng với sự thay đổi của môi trường mà không phải thực hiện những định hướng lại mang tính quan trọng trong chiến lược và các giá trị, thì thay đổi sẽ diễn ra theo cách phản ứng lại và dần dần. Đôi khi, những sự thay đổi phản ứng lại tạo nên một thiết kế tổ chức mới. Để đáp ứng lại một cuộc khủng hoảng, những nhà lãnh đạo cấp cao có thể đánh giá lại cách tiếp cận của họ và quyết định những thay đổi cơ bản.

Thay đổi đón đầu xuất hiện khi các nhà quản trị thực hiện những thay đổi tổ chức nhằm đón trước những sự kiện sắp xảy ra hoặc khi tổ chức bước vào chu kỳ đầu của một xu hướng mới. Các tổ chức vận hành tốt luôn tìm kiếm cách tốt hơn để thực hiện công việc nhằm luôn giữ vị trí dẫn đầu trong cạnh tranh. Họ thường thực hiện những cải thiện về công nghệ, và thiết lập những tiêu chuẩn mới để gia tăng sự hài lòng của khách hàng.

Sự thay đổi sẽ khiến các thành viên trong tổ chức phản ứng lại. Vì vậy, để quản trị sự thay đổi có hiệu quả, nhà quản lý cần quan tâm đến những yếu tố sau:

1- Tính tự chịu trách nhiệm của nhân viên
2- Vấn đề truyền thông
3- Sự tham gia của tất cả mọi người
4- Sự cảm thông
5- Sự động viên nhân viên thực hiện.


Theo Nguyễn Bích Châu – Đại học Quốc Gia HN

3 nhận xét:

  1. Bàn về Tính tự chịu trách nhiệm của nhân viên:

    Khác với ý thức trách nhiệm với công việc là chỉ nhận trách nhiệm với những gì mình cam kết, ý thức trách nhiệm với tổ chức đạt đến mức độ trách nhiệm cao hơn. Đó là việc người nhân viên tự đặt ra cho mình trách nhiệm với cả những điều mình không cam kết. Có những sự việc không ai yêu cầu họ phải làm hay phải thực hiện, nhưng họ vẫn làm và tự thấy mình phải có trách nhiệm với những công việc đó. Những công việc đó thường là những sự hỗ trợ đồng nghiệp, đề ra những sáng kiến, ý kiến đóng góp cho cấp trên để công việc được tốt hơn. Những việc đó phát sinh khi người nhân viên không chỉ quan tâm đến kết quả trong phần việc của mình mà còn quan tâm đến kết quả chung của tổ chức, của công ty mình đang làm. Họ ý thức được sự gắn kết giữa quyền lợi cũng như lợi ích của tổ chức, của công ty với lợi ích của bản thân. Trong một số trường hợp, họ sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân để bảo vệ lợi ích của công ty, vì họ thấy rõ bảo vệ lợi ích của công ty cũng chính là bảo vệ lợi ích cá nhân của mình. Họ thấy rõ đây chỉ la hy sinh cái nhỏ để bảo vệ cái lớn mà thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Về trách nhiệm và hành vi:

    Việc xác định một người nào đó có trách nhiệm hay không có trách nhiệm trong công việc có thể dựa trên nhiều yếu tố, nhưng chung quy lại thì cũng gom về hành vi. Bởi vì chính hành vi sẽ tạo ra kết quả. Hành vi như thế nào sẽ tạo ra kết quả như thế ấy.

    Hành vi thì có nhiều, nhưng ta có thể phân chúng ra thành 3 loại hành vi khác nhau là:
    • Loại thứ nhất là những hành động về thân thể như đi, đứng, ngồi, nằm, hít thở....
    • Loại thứ hai là những hành động về lời nói như suy nghĩ, tìm kiếm (ở trong tâm). Xác định vấn đề, xác định mục tiêu, tìm nguyên nhân, tìm giải pháp, phân tích rủi ro, lập kế hoạch... đều là những hành động thuộc về loại này.
    • Loại thứ hai là những hành động thuộc về ý như sự lực chọn, sự chấp nhận, sự tưởng tượng.... đều là những hành động thuộc về loại này.
    Trên thực tế những hoạt động của con người ta đều bao gồm cả 3 loại hành vi này trong cùng một hành động. Từ những hành động thuộc về ý sẽ thúc đẩy ra những hành động thuộc về lời nói, và từ những hành động thuộc về lời nói sẽ thúc đẩy ra những hành động thuộc về thân

    Trả lờiXóa
  3. Hành vi, hành động của mỗi người bị chi phối bởi thái độ sống, hệ thống quan niệm, niềm tin của người đó.

    Thái độ sống được phát sinh từ hệ thống quan niệm, niềm tin và bị chi phối bởi cảm xúc, cảm giác của con người. Khi cảm xúc, cảm giác tiêu cực phát sinh thì chúng có khả năng chi phối khiến cho thái độ của con người cũng hướng đến sự tiêu cực và ngược lại khi cảm xúc, cảm giác tích cực phát sinh thì chúng có khả năng chi phối khiến cho thái độ của con người cũng hướng đến sự tích cực. Tuy nhiên sự chi phối của cảm xúc, cảm giác đến thái độ sống chỉ mang tính nhất thời. Yếu tố có tác dụng chi phối xuyên suốt đến thái độ sống là hệ thống quan niệm niềm tin của người đó.

    Yếu tố mạnh mẽ nhất chi phối đến quan niệm, niềm tin của con người là nhận thức. Nếu nhận thức sai với sự thật thì sẽ mang lại cho con người một quan niệm, niềm tin sai lầm. Do vậy có một nhận thức chính xác, đúng đắn và hợp với sự thật là điều kiện quan trọng nhất để giúp ta đi đến xây dựng một hệ thống quan niệm, niềm tin đúng đắn về thế giới và về bản thân. Và từ đó mang đến một thái độ sống phù hợp, và mang lại những hành động phù hợp với giá trị một cách tự nhiên.

    Trả lờiXóa