- Lãnh đạo doanh nghiệp: cam kết và quyết tâm của lãnh đạo đối với việc thực hiện chính sách chất lượng và việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng là điều kiện tiên quyết đối với sự thành công trong việc áp dụng và duy trì hệ thống quản lý ISO 9000.
- Yếu
tố con người: sự tham gia tích cực và hiểu biết của mọi thành viên trong
công ty đối với ISO 9000 và việc áp dụng giữ vai trò quyết định.
- Trình
độ công nghệ thiết bị: Trình độ công nghệ thiết bị không đóng một vai trò
quan trọng trong việc áp dụng ISO 9000 vì hệ thống quản lý chất lượng ISO
9000 có thể áp dụng cho mọi doanh nghiệp không kể loại hình kinh doanh,
lĩnh vực kinh doanh và trình độ thiết bị công nghệ. Tất nhiên đối với các
doanh nghiệp mà trình độ công nghệ thiết bị hiện đại hơn thì việc áp dụng
ISO 9000 sẽ được hoàn tất một cách nhanh chóng và đơn giản hơn.
- Quy
mô của doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp càng lớn thì khối lượng công việc
phải thực hiện trong quá trình áp dụng càng nhiều.
- Chuyên
gia tư vấn có khả năng và kinh nghiệm: Ðây không phải là một điều kiện bắt
buộc nhưng nó lại đóng vai trò quan trọng đối với mức độ thành công trong
việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000 tại các tổ
chức, công ty.
Theo Trần Minh Hoàng - QMSVN
Sự quyết tâm của lãnh đạo thể hiện bằng cách trực tiếp chủ trì các việc: phân công các bộ phận chuẩn bị làm việc với đơn vị tư vấn; tham gia các cuộc thảo luận, tìm hiểu về tiêu chuẩn ISO; chỉ đạo các bộ phận liên quan phân tích công việc và biên soạn tài liệu; xét duyệt ban hành tài liệu và tổ chức thực hiện,... Qua đó, lãnh đạo cơ quan thấu hiểu hệ thống quản lý ISO, điều hành công việc theo hệ thống quản lý đã được xây dựng, nắm được những điểm yếu cần khắc phục, cải tiến qua việc đánh giá nội bộ định kỳ, nắm được tiến độ khắc phục, cải tiến ở các bộ phận.
Trả lờiXóaHệ thống ISO phải được triển khai đến tất cả các thành viên của cơ quan thấu hiểu để thực hiện, lãnh đạo cơ quan là người có trách nhiệm cao nhất trong việc thực hiện và kiểm tra tính sát hợp thực tế của các quy trình thủ tục đã đề ra thông qua công tác đánh giá nội bộ định kỳ. Nếu lãnh đạo đơn vị không quyết tâm thực hiện hết các quy trình đã đề ra thì hệ thống sẽ không phát huy hiệu quả quản lý chất lượng.
Đánh giá nội bộ với một cái nhìn cầu thị: phát hiện những việc chưa phù hợp với quy trình, thủ tục là nhằm mục đích để cải tiến để quy trình ngày càng phù hợp hơn, không phải để phê bình, kiểm điểm, hạ thi đua; trừ trường hợp sai sót là do cố ý, kéo dài và có hệ thống.
Sự thấu hiểu và sẵn sàng thực hiện của tập thể công chức, viên chức (CC-VC) là yếu tố quan trọng thứ hai vì khi xây dựng và ban hành hệ thống quản lý chất lượng, các quy trình làm việc, biểu mẫu, thao tác đã được chuẩn hóa thanh khuôn mẫu, CC-VC phải làm việc theo khuôn mẫu mới, loại bỏ mọi sự tùy tiện làm thay đổi một số thói quen, phong cách làm việc cũ; do đó, người thực hiện nhất thiết phải am hiểu quy trình, thủ tục mới có thể sẵn sàng thực hiện và hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Trả lờiXóaTập thể CC-VC thấu hiểu về hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc tham gia các khóa tập huấn; chủ động biên soạn tài liệu liên quan đến công việc của mình và tích cực thảo luận các biện pháp cải tiến lề lối làm việc của cơ quan. Nếu tập thể CC-VC cơ quan thiếu sự tập trung tham gia, xem đây là công việc của một bộ phận chuyên trách được lãnh đạo giao thực hiện, thì nội dung thảo luận, phân tích công việc sẽ không sâu và các nhân viên cũng sẽ không thấu hiểu về nhiệm vụ của mình trong toàn bộ hệ thống, khi thực hiện sẽ thiếu sót, lúng túng.
Để có thể huy động tập thể CC-VC tham gia vào công việc này thì lãnh đạo cơ quan phải là người chủ trì triển khai các cuộc làm việc như đã nói trên; phải là người thực thi đầy đủ nhất để làm gương.
Các điểm không phù hợp ghi nhận được qua thống kê hay qua đánh giá nội bộ phải công khai đến tất cả các thành viên trong quy trình biết để nhắc nhở việc khắc phục, phòng ngừa, cải tiến hệ thống.
Quá trình áp dụng ISO 9001 sẽ là cơ hội để ban lãnh đạo doanh nghiệp hệ thống lại những công việc quản lý trong những thời gian qua, những công việc nào đã thực hiện tốt thì sẽ tiêu chuẩn hoá – soạn thành những quy trình, quy định, hướng dẫn công việc, với những công việc chưa hiệu quả hoặc có vấn đề thì Ban lãnh đạo sẽ cùng các bộ phận xem xét lại và tìm ra hướng thực hiện được hiệu quả hơn… để làm được những công việc này đòi hỏi Ban lãnh đạo thực sự đầu tư công sức và thời gian chứ không thể uỷ thác cho một nhân viên nào hết được
Trả lờiXóa