Bộ tiêu chuẩn ISO9001 được thiết lập
vào năm 1987 với 20 điều khoản đầu tiên. Đến nay, bộ tiêu chuẩn được cấu trúc lại
với 5 điều khoản nhằm đạt được sự tương thích với bộ tiêu chuẩn về môi trường
ISO14001. Bộ tiêu chuẩn ISO9001 đã trải qua 3 lần thay đổi. Đợt chỉnh sửa đầu
tiên vào năm 1994, đợt chỉnh sửa kế tiếp vào năm 2000 và phiên bản cuối cùng ra
đời năm 2008.
Phiên bản ISO 9001 từ năm 2000 trở về
sau là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết
hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới.
Bộ tiêu chuẩn ISO9001 bao gồm 5 nhóm
yêu cầu chung cho hệ thống:
1- Hệ thống QLCL
2- Trách nhiệm lãnh đạo
3- Quản lý nguồn lực
4- Tạo sản phẩm
5- Đo lường, phân tích và cải tiến
Đặc điểm của hệ thống ISO9001 là hệ thống
tài liệu được chuẩn hóa từ các hoạt động của một tổ chức. Nếu như đối với phiên
bản năm 1994, tư tưởng chủ đạo của tiêu chuẩn ISO có vẻ rất đơn giản: nói những
gì bạn làm, làm những gì bạn nói, ghi lại những gì bạn đã làm, kiểm tra lại kết
quả và hành động khi có sự khác biệt. thì với phiên bản năm 2000, hệ thống tài
liệu chỉ bắt buộc văn bản hóa 6 hoạt động sau:
- Kiểm soát tài liệu (4.2.3)
- Kiểm soát hồ sơ (4.2.4)
- Đánh giá nội bộ (8.2.2)
- Kiểm soát các sản phẩm/ dịch vụ
không phù hợp (8.3)
- Hành động khắc phục (8.5.2)
- Hành động phòng ngừa (8.5.3)
Chính vì thế, phiên bản mới không yêu
cầu tổ chức phải viết ra những gì mình thực hiện mà quan tâm đến sự hiểu biết của
người vận hành. Do vậy, mức độ chi tiết & cụ thể hóa hệ thống văn bản được
thực hiện tùy theo trình độ chuyên môn và quản lý của từng tổ chức.
Hệ thống tài liệu của tiêu chuẩn ISO9001 bao gồm 04 mức độ
như sau:
Những công đoạn cần phải thực hiện khi
triển khai áp dụng hệ thống QLCL theo ISO 9001 như sau:
1.
Thiết
lập nhóm chuyên trách
2.
Đánh
giá tình trạng hệ thống chất lượng hiện tại
3.
Lên
kế hoạch thực hiện việc tài liệu hóa hệ thống
4.
Hướng
dẫn cho toàn bộ nhân viên biết kiến thức cơ bản về hệ thống QLCL & cụ thể
là hệ thống ISO9001.
5.
Thiết
lập hệ thống tài liệu
6.
Kiểm
soát tài liệu
7. Kiểm
tra quá trình thực hiện
Theo Nguyễn Bích Châu - Đại Học Quôc Gia HN
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét