Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG

1.    1. Trình độ tổ chức quản trị và tổ chức sản xuất

Đây là những nhân tố tác động trực tiếp, liên tục đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp.
Các yếu tố sản xuất như nguyên vật liệu, kỹ thuật – công nghệ thiết bị và người lao động dù có ở trình độ cao nhưng không biết tổ chức quản lý tạo ra sự phối hợp đồng bộ, nhịp nhàng ăn khớp giữa các khâu, giữa các yếu tố của quản trị sản xuất thì không thể tạo ra một sản phẩm có chất lượng cao được.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất lớn vào cơ cấu và cơ chế quản trị, nhận thức hiểu biết về chất lượng và trình độ của cán bộ quản lý, khả năng xây dựng chính xác mục tiêu, chính sách chất lượng và chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch chất lượng.


Từ thực tiễn khoảng 80% các vấn đề về chất lượng do khâu quản trị gây ra. Vì vai trò của quản trị chất lượng đối với chất lượng sản phẩm quan trọng như vậy nên Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) đặc biệt nhấn mạnh vai trò của việc xây dựng hệ thống quản trị định hướng chất lượng theo tiêu chuẩn Bộ ISO 9000 và  quản trị chất lượng toàn diện (TQM).

2.    2. Lực lượng lao động

Lực lượng lao động là nhân tố ảnh hưởng có tính chất quyết địnhđến chất lượng sản phẩm. Trình độ chuyên môn và ý thức kỷ luật, tinh thần lao động hợp tác của đội ngũ lao động tác động trực tiếp đến khả năng có thể tự mình sáng tạo ra sản phẩm, kỹ thuật công nghệ với chất lượng ngày càng hoàn hảo hay không? Có làm chủ được kỹ thuật công nghệ nhập ngoại để sản xuất ra sàn phẩm với chất lượng mà kỹ thuật công nghệ quy định hay không? Có khả năng ổn định và nâng cao dần chất lượng sản phẩm với chi phí kinh doanh chấp nhận được hay không?

3.    3. Khả năng về kỹ thuật công nghệ.

4.    4. Nguyên vật liệu và hệ thống tổ chức bảo đảm chúng

Đây là yếu tố cơ bản của đầu vào có ảnh hưởng quyết định đến chất lượng sản phẩm vì nguyên vật liệu tham gia trực tiếp vào cấu thành sản phẩm. Muốn có sản phẩm đạt chất lượng (theo yêu cầu của thị trường, thiết kế…) thì nguyên vật liệu để chế tạo sản phẩm phải đảm bảo những yêu cầu về chất lượng. Mỗi sản phẩm được tạo ra từ những nguyên vật liệu khác nhau, vì vậy chủng loại, cơ cấu tính đồng bộ của chất lượng nguyên vật liệu ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Do đó doanh nghiệp còn kiểm tra chặt chẽ chất lượng nguyên vật liệu khi mua nhập kho trước khi sử dụng, đảm bảo đúng số lượng, đúng chất lượng, đúng kỳ hạn, có như vậy sản xuất mới chủ động ổn định quá trình sản xuất và thực hiện đúng kế hoạch chất lượng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải quan tâm đặc biệt đến khâu dự trữ, bảo quản nguyên vật liệu, tránh không để cho nguyên vật liệu xuống cấp. Ngoài ra chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào việc thiết lập được hệ thống cung ứng nguyên vật liệu trên cơ sở tạo dựng mối quan hệ lâu dài hiểu biết tin tưởng lẫn nhau giữa người sản xuất và người cung ứng.


Theo TS. Nguyễn Thị Thu (Đại Học Kinh Tế Quốc Dân)

Thứ Tư, 4 tháng 6, 2014

CÁC YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA TIÊU CHUẨN ISO 9001

- Xác định hệ thống quản lý chất lượng
- Mục tiêu chất lượng
- Xác định trách nhiệm quyền hạn
- Thông tin nội bộ
 - Đào tạo
 - Cung cấp cơ sở hạ tầng
 - Môi trường làm việc
 - Hoạch định tạo sản phẩm
- Xác định các yêu cầu của khách hàng
- Kiểm soát Thiết kế
- Kiểm soát Mua hàng
- Kiểm soát sản xuất/cung cấp dịch vụ
- Kiểm soát thiết bị đo lường
- Đo lường sự thoả mãn của khách hàng
- Đánh giá nội bộ
- Đo lường sản phẩm
- Theo dõi các quá trình
- Kiểm soát sản phẩm không phù hợp
- Phân tích dữ liệu
- Hành động khắc phục
- Hành động phòng ngừa
- Xem xét của lãnh đạo

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

KHÁI NIỆM “MỤC TIÊU CHẤT LƯỢNG” KHI TRIỂN KHAI ISO 9001

Khái niệm “mục tiêu chất lượng” là một khái niệm thường gây ra tranh luận khi các doanh nghiệp triển khai ISO 9001. Khái niệm này kết hợp một sự “chủ quan” (như trong khái niệm chất lượng) với một nội dung mà đáng ra là rất rõ ràng (mục tiêu). Một khái niệm tốt hơn rất nhiều có thể được sử dụng có thể là “mục tiêu định lượng được”, vì như vậy không cần nhiều các sự diễn giải. Bản thân chữ “chất lượng” ở trong đó làm cho vấn đề trở nên “mù mờ” và làm cho nhiều người muốn giới hạn sự chủ đề của các mục tiêu chất lượng.

Về thực chất, chất lượng được phản ảnh trong mọi hoạt động mà một tổ chức thực hiện, và mục tiêu chất lượng có thể là mất kỳ mục tiêu nào có thể đo lường được và liên quan đến sự thành công của tổ chức. Một mục tiêu chất lượng có thể liên quan đến tài chính, đến phản hồi khách hàng, đến an toàn lao động, hiệu suất, tốc độ cải tiến - đổi mới.

Khi lựa chọn các mục tiêu chất lượng, tổ chức nên xem xét đến những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất đến sự thành công của mình. Câu hỏi về việc liệu các mục tiêu này có gắn với các chủ đề truyền thống của kiểm soát chất lượng và đảm bảo chất lượng là không cần thiết.


Theo Craig Cochran -  Quality Standards & Tools

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

13 QUÁ TRÌNH QUẢN TRỊ CHÍNH YẾU TRONG DOANH NGHIỆP

Các nhà nghiên cứu đã đúc kết rằng có 13 quá trình (process) chính yếu  và khoảng 140 quá trình nhỏ (sub- process) được áp dụng trong các doanh nghiệp trên thế giới.

13 quá trình chính yếu đó được phân thành 2 loại: Operating Procesess và Management Processes (Xem hình):


Hình 1: Operating Processes


Hình 2: Management Processes


Trần Minh Hoàng - QMSVN

Tài liệu Tham khảo: 
1. Arthur Andersen - Global Best Practices
2. Business Process Management Practical Guidelines




Thứ Ba, 13 tháng 5, 2014

VÀI ĐIỀU SUY NGHĨ VỀ THỰC HIỆN HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG ISO 9001: 2008


Thực hiện chủ trương của Thủ tướng Chính phủ về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) vào hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước; theo đó, Bộ Tài chính đã có Quyết định số 1818/QĐ-BTC ngày 29/7/2011 về việc công bố Mô hình khung (MHK) hệ thống quản lý chất lượng đối với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính; Tổng cục Thuế có Công văn số 3113/TCT-VP ngày 31/8/2011 về việc xây dựng Hệ thống QLCL theo MHK áp dụng cho hệ thống ngành thuế.
Bước vào những ngày đầu triển khai thực hiện, hầu như khái niệm về ISO ngay cả Ban chỉ đạo cũng chưa hình dung được công việc cụ thể phải làm gì? Làm như thế nào? Tính năng và hiệu quả ra sao? Hàng loạt các câu hỏi đặt ra cho những ai mới triển khai thực hiện hệ thống chất lượng ISO. Thế nhưng qua đơn vị tư vấn đã truyền đạt nội dung chủ yếu về“ Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL) trong dịch vụ hình chính công” thì vấn đề trả lời các câu hỏi đặt ra được giải quyết và đây thật là cần thiết cho các đơn vị hành chính sự nghiệp (đặc biệt là cơ quan thuế)



Thiết nghĩ những vấn đề xoay quanh việc phục vụ lợi ích chính đáng cho nhân dân, đúng yêu cầu, mục đích về thủ tục hành chính, đồng thời tuân thủ những quy định của Nhà nước để phục vụ tốt cho công dân là điều cần thiết của mỗi cán bộ, công chức nói chung và ngành Thuế nói riêng. Đây là dấu mốc quan trọng trong việc nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, đáp ứng được yêu cầu cải cách thủ tục hành chính thuế trong giai đoạn hiện nay.



Giờ đây khi thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 9001:2008, chúng ta cùng ghi nhận rằng: Các giải quyết các thủ tục hành chính cho mọi người đáp ứng được các yêu cầu, thời gian đảm bảo theo quy định hoặc sớm hơn, chất lượng công việc được nâng lên rõ rệt, trách nhiệm cá nhân được gắn với công việc phân công; các văn bản quy phạm pháp luật (Danh mục tài liệu bên ngoài) được cập nhật thường xuyên có hệ thống, khoa học, dễ tra cứu các văn bản quy phạm pháp luật khi cần xử lý những vấn đề cụ thể; việc lưu trữ hồ sơ được hệ thống hóa, sắp xếp theo tệp có mã hóa và rất thuận lợi cho công tác tìm kiếm hồ sơ lưu trữ.



Từ những tính năng và hữu ích, tiện lợi nêu trên để cho chúng ta có nhìn và suy nghĩ đúng đắn về thực hiện hệ thống chất lượng ISO 9001:2008 vào công tác quản lý thuế. Cũng qua áp dụng hệ thống ISO mà vai trò trách nhiệm trong công việc của công chức thuế ngày một tăng cao, ý thức trách nhiệm với người nộp thuế ngày được cải thiện nhiều. Và đây cũng là những điều cam kết của cơ quan thuế đối với người nộp thuế khi thực hiện nhiệm vụ.



Để ngày được hoàn thiện, đáp ứng được yêu cầu trong công tác quản lý hiện nay, đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên cập nhật những văn bản quy phạm pháp luật mới vào hệ thống chất lượng ISO và tổ chức đánh giá nội bộ định kỳ để nhìn thấy những điểm không phù hợp, trên cơ sở đó đề xuất với Đại diện lãnh đạo ISO bổ sung vào hệ thống chất lượng ISO kịp thời để đáp ứng yêu cầu của chất lượng hệ thống ISO. Cụ thể: Hiện nay có quá nhiều sự thay đổi về chính sách thuế, áp dụng từ ngày 01/7/2013 và một số văn bản pháp luật có hiệu lực từ ngày 01/01/2014. Đặc biệc Quy trình quản lý hộ kinh doanh cá thể.



Với một vài suy nghĩ trên, chúng ta đã xây dựng và vận hành hệ thống chất lượng ISO vào công tác quản lý thuế thì cần phải bổ sung, hoàn thiện kịp thời những vấn đề mới phát sinh, hoặc những vấn đã thay đổi để đáp ứng yêu cầu quản lý thuế trong giai đoạn hiện nay./.

Nguyễn Tấn Phú- CCT huyện Núi Thành

CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC PHẢI ÁP DỤNG ISO


Các cơ quan phải xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng gồm: bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam; UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, UBND huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp huyện.

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định số 19/2014/QĐ-TTg về việc áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước.

Các cơ quan, đơn vị được khuyến khích xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng gồm: cơ quan đại diện ngoại giao và cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; Ngân hàng Chính sách Xã hội, Ngân hàng Phát triển Việt Nam; UBND xã, phường, thị trấn; đơn vị sự nghiệp công lập. 

Theo đó, việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng phải theo ba yêu cầu: Xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng đối với các hoạt động liên quan đến thực hiện thủ tục hành chính cho tổ chức, cá nhân. Bảo đảm sự tham gia của lãnh đạo, các đơn vị và cá nhân có liên quan trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật Nhà nước trong quá trình xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng. 

Việc xây dựng và áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện theo 4 bước cơ bản: Xây dựng Hệ thống quản lý chất lượng; Áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng; Công bố Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008; Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng. 

Bộ, ngành, UBND cấp tỉnh rà soát tình hình thực hiện, lập, sửa đổi, bổ sung và phê duyệt kế hoạch triển khai, dự trù kinh phí để thực hiện các hoạt động: Tư vấn, xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương; tuyên truyền, đào tạo; kiểm tra (tối thiểu một năm một lần) đối với việc xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan, đơn vị thuộc bộ, ngành, địa phương; thuê tổ chức chứng nhận (nếu cần) để phối hợp kiểm tra và các hoạt động khác có liên quan. 

Tại Điều 13, Quyết định nêu rõ 7 nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN). Bộ KH&CN ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định này. Cùng với đó, Bộ KH&CN có nhiệm vụ quy định cụ thể về điều kiện hoạt động của tổ chức tư vấn, chuyên gia tư vấn, chuyên gia tư vấn độc lập, tổ chức chứng nhận, chuyên gia đánh giá; thủ tục cấp đình chỉ, thu hồi Giấy xác nhận, Thẻ chuyên gia tư vấn, Thẻ chuyên gia tư vấn độc lập… Đồng thời, Bộ KH&CN hướng dẫn đơn vị chủ trì kiểm tra hoạt động xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008…